Bị gai cột sống có nên đi bộ không, có nên chạy bộ không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Vì đi bộ và chạy bộ là 2 môn thể thao rất phổ biến, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết từ chuyên gia nhé.
Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?
Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản, có nhiều lợi ích cho sức khỏe mọi người. Đối với người bệnh gai cột sống, việc đi bộ thường xuyên không chỉ giúp các khớp linh hoạt hơn, cơ bắp có độ dẻo dai hơn mà còn giúp giảm áp lực, nâng cao tinh thần sau một ngày làm việc.
Lợi ích của việc đi bộ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị gai cột sống đi bộ sẽ giúp giảm đau và phòng ngừa phát triển gai xương:
Cải thiện cơ bắp hỗ trợ cột sống
Cơ bắp, cơ thắt lưng và gân cốt có vai trò quan trọng trong việc giúp cột sống vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, chúng có thể bị suy yếu dần hoặc gặp chấn thương nếu bạn không tập luyện thường xuyên. Tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ suy yếu dần, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, suy giảm khối lượng của bó cơ cột sống.
Chính vì vậy, người bệnh gai cột sống đi bộ mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể sức mạnh cơ lưng nhờ:
- Lưu lượng máu tăng lên: Việc đi bộ thường xuyên làm cho mạch máu lưu thông dễ dàng từ đó giúp tăng dinh dưỡng và lượng oxy đến các cơ.
- Loại bỏ toxin: Khi cơ bắp không được vận động thường xuyên sẽ sản xuất ra toxin có hại cho bạn, gây cứng khớp. Khi đi bộ sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp cơ và khớp linh hoạt hơn.
Tăng sự dẻo dai cho cơ và đốt xương
Việc ít khi vận động do gai cột sống có thể khiến cơ bắp và khớp bị khô cứng. Việc cứng khớp và cơ sẽ gây nhiều áp lực lên cột sống, bị thay đổi đường cong sinh lý.
Vì vậy, khi đi bộ sẽ giúp tăng cường cơ bắp, dây chằng lưng, gân kheo, hông. Nếu đi bộ đều đặn sẽ giúp hỗ trợ và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Lưu ý khi đi bộ dành cho người bệnh
Để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống và nâng cao sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:
- Tư thế đi bộ phải chuẩn, đầu luôn hướng về phía trước, thả lỏng vai và tay, lưng thẳng, tay đánh nhẹ nhàng theo nhịp bước.
- Nếu mới đi bộ, người bệnh nên đi chậm nhẹ nhàng, sau đó mới tăng dần.
- Trong quá trình đi bộ, bạn cần kết hợp việc hít thở nhẹ nhàng, hít bằng mũi và thở bằng mồm giúp điều hòa cơ thể không mất sức.
- Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đi bộ và thư giãn.
- Nên lựa chọn những đôi giày nhẹ nhàng, thoải mái, đi vừa chân.
Xem thêm: Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Bị gai cột sống có nên chạy bộ không?
Cũng tương tự như đi bộ, chạy bộ cũng là môn thể thao được nhiều người tập luyện. Tuy nhiên, với người bị gai cột sống nói riêng và bệnh xương khớp nói chung cần cân nhắc kỹ trước khi chạy bộ.
Người bệnh gai cột sống chỉ nên chạy bộ khi tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ. Còn đối với người bị gai cột sống nặng, việc chạy bộ sẽ càng tạo thêm áp lực cho cơ bắp, cột sống, dây chằng. Nói chung, người bị gai cột sống không nên chạy bộ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Lưu ý khi chạy bộ dành cho người bệnh gai cột sống:
- Thời gian chạy bộ mỗi ngày: Thông thường người bị gai cột sống nên bắt đầu cuộc chạy bộ với thời gian ngắn khoảng 5-10 phút. Điều này sẽ giúp cơ thể thích nghi dần với cường độ vận động và nâng cao sức khỏe dần dần. Sau 1-2 tuần chạy bộ, người bệnh có thể tăng dần thời gian chạy bộ.
- Luôn luôn thực hiện đúng cách: Tư thế chạy bộ chính là một trong các lưu ý quan trọng. Vì tư thế chạy bộ không đúng sẽ khiến cơ thể chịu thêm nhiều áp lực, xương cột sống và cơ bắp dễ gặp tổn thương. Các chuyên gia khuyến cáo là phải luôn chạy bộ đúng tư thế để đảm bảo đường cong sinh lý cột sống.
- Lựa chọn giày thể thao hợp lý: Giày cũng là một phần quan trọng hỗ trợ việc chạy bộ tốt hơn. Nếu lựa chọn giày không vừa, không thoải mái sẽ gây khó chịu từ mắt cá chân, chân, hông và đến lưng.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp từ nhiều chuyên gia để giải đáp thắc mắc người bị gai cột sống có nên đi bộ không, có nên chạy bộ không. Tất cả những thông tin ở bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia sức khỏe.
Leave a Reply